C12 mãi trong tim tôi
BQT xin thông báo:

♥️Nhằm mang tính bảo mật cho Forum từ ngày 8/3/2011 các thành viên ko đăng nhập vào Forum sẽ bị hạn chế quyền xem các chủ đề có thông tin cá nhân thành viên.

♥️Các thành viên đăng ký và đã được kích hoạt tài khoản nếu trong vòng 1 tháng ko có hoạt động sẽ bị xóa tên.

Thân,


Join the forum, it's quick and easy

C12 mãi trong tim tôi
BQT xin thông báo:

♥️Nhằm mang tính bảo mật cho Forum từ ngày 8/3/2011 các thành viên ko đăng nhập vào Forum sẽ bị hạn chế quyền xem các chủ đề có thông tin cá nhân thành viên.

♥️Các thành viên đăng ký và đã được kích hoạt tài khoản nếu trong vòng 1 tháng ko có hoạt động sẽ bị xóa tên.

Thân,
C12 mãi trong tim tôi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình


You are not connected. Please login or register

Những con gà công nghiệp trong gia đình

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

[]v[]issYouSoMuch

[]v[]issYouSoMuch
Khỉ Cấp II
Khỉ Cấp II

1. Chàng cao ráo và có khiếu kinh doanh. Nàng da sáng, tóc bồng, môi mọng. Ai cũng khen đẹp nhất đôi này. Nhà chồng văn minh, ngay từ đầu đã cho con trai ra riêng. Một căn hộ chung cư vừa vặn.
Ngay sau tuần trăng mật, chàng mới vỡ lẽ cô vợ trẻ không... biết đi chợ do nhà ba cô con gái, bà mẹ “bao” hết việc nội trợ.Những con gà công nghiệp trong gia đình SieuthiNHANH201101232203ogy0zmu2md5462






Những ngày đầu, chàng ra sức kèm cặp nàng, nhưng rồi cũng phải buông. Nàng hay phối các món ăn vào nhau theo kiểu “kinh dị”. Ví như bầu luộc ăn cùng cá kho ngót. Ví như canh chua ăn với cà tím nướng. Và không hiểu sao, rau muống luộc thì đen mà thịt kho lại trắng nhách...



Việc khiến chàng hãi hùng nhất là chén bát nồi niêu của bữa ăn tối bao giờ cũng ngâm trong chậu rửa đến tận sáng hôm sau.



Rồi nàng mang bầu. Chàng dành nhiều thời gian cho chợ búa, bếp núc hơn. Nàng bị nghén và “nết nghén” của nàng đã khiến chàng kinh hãi nghĩ sẽ không bao giờ có con thêm nữa. Cô người làm vốn không ngăn nắp, nay càng được thể luộm thuộm cùng với bà chủ “chim sa cá lặn, nguyệt thẹn, hoa nhường”. Chàng ít muốn về nhà, mùi con mọn, mùi bếp núc dơ bẩn lưu cữu cứ đẩy chàng ra.



Khi đứa con gái của họ vừa đầy ba tuổi, họ kéo nhau ra tòa với những lý do không chính đáng trong mắt người ngoài, bởi họ vẫn là một đôi đẹp nhất.



2. Bà ngoại ở cùng với ba mẹ cô bé, bà ngoại cưng cháu hơn mọi thứ trên đời. Bà đã về hưu, bà đang rảnh, bà lại thích dọn dẹp, làm lụng. Vì vậy, bà không cho con bắt cháu gái làm bất kỳ việc gì. Hay hớm gì chuyện bắt trẻ con tự lực như một người lớn. Chúng nó hành cháu ngoại của bà mà được sao? Nhà có người giúp việc, con bé phải được chơi, nếu nó tự thu dọn sắp xếp thì ôsin ngồi không à? Một cuộc chiến âm thầm giữa hai đường hướng giáo dục. Cô bé nghiêng hẳn về phía bà, vì bà cho nó tiền, cho nó thời gian, cho nó nhàn rỗi, sung sướng.



Không biết từ bao giờ, cô bé trở thành một tiểu thư lười. Mẹ càu nhàu thì bà lên tiếng đỡ, mẹ và bà ngoại, bao giờ cũng một đề tài ấy trong nhà. Tuổi dậy thì đến nhanh như cơn lốc. Người mẹ không thể tiếp cận với con mình được nữa. Cô bé bắt đầu xin phép đi ngủ lang nhà bạn. Căn nhà không còn tiếng cười của các thành viên nữa. Bà rút vào im lặng, không thừa nhận thất bại. Mẹ căm hận quay sang trút lên chồng cái gien luộm thuộm của anh ta. Bà ngoại gào lên: “Đàn ông thằng nào chả vậy?”. Người mẹ khóc: “Sao mẹ làm hư con của con?”. Riêng cô bé cứ điềm nhiên với áo hở lưng quần trễ rốn và đi đi về về giữa nhà mình và nhà của các bạn, như các nơi ấy đều là quán trọ.



3. Ông có người vợ giỏi giang, quán xuyến. Thời họ còn trẻ, nhìn dáng người của cô vợ đủ biết cô nền nếp, gia giáo, giỏi giang nữ công gia chánh. Việc xã hội bà cũng tháo vát, chỉn chu không kém. Nhất ông còn gì. Sáng sớm, trước khi vợ đi làm thì trên bàn đã sẵn bữa ăn nhẹ và cà phê trong phin. Cuối ngày, bao giờ bà cũng xong việc vào khoảng chín mười giờ đêm, bếp núc sạch bong, nhà cửa thơm phức.



Rồi các con lớn lên và du học hết. Ông vẫn không quen tự lo ăn sáng, bà vẫn không quen để ông động tay động chân các việc lặt vặt trong nhà. Tới khi bà đổ bệnh nặng. Nằm trên giường, bà thấy mình bất hạnh, ngao ngán mỏi mệt. Ông vẫn say mê bóng đá với tivi như hồi nào, vẫn bừa bãi, luộm thuộm. Bà nhức đầu với những yêu cầu và những câu hỏi của ông: “Cà phê còn hết em ơi? Đường cát ở đâu, trà ở đâu, em ơi? Anh không biết cắm cơm, em dậy giúp anh với”.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết